Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Cửa khẩu quá tải vì dòng hàng “chạy” thuế ồ ạt

Khi chính sách ưu đãi thuế GTGT đối với một số nhóm hàng nhập vào các khu kinh tế cửa khẩu hết hiệu lực cũng là lúc các doanh nghiệp tranh thủ “tuồn hàng” về khu kinh tế thương mại (KT-TM) đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) để “chạy” thuế lần cuối.

Trước thông tin này, khoảng từ đầu tháng 9/2014, rất nhiều doanh nghiệp đã đưa hàng về Khu KT-TM Lao Bảo để “tranh thủ” chính sách hoàn thuế lần cuối. Không chỉ tỉnh Quảng Trị, lượng hàng hóa từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế… nhập vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo tăng đột biến, đã gây nên tình trạng quá tải ở cổng B.Theo đó, các mặt hàng như: bia; nước giải khát, rượu và thức uống có cồn rượu; dầu ăn các loại; đường; sữa các loại, bột dinh dưỡng; bánh kẹo các loại… khi nhập vào khu thương mại sẽ không được hoàn thuế GTGT như trước đó.
Hàng hóa nhập về nhiều gây nên tình trạng ùn ứ xe cộ trước cổng B, khu KT-TM Lao Bảo
Theo báo cáo của Chi Cục Hải quan Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, các mặt hàng nhập vào trong tháng 9 tăng đột biến cả về số lượng và trị giá hàng hóa như: sữa các loại hơn 63 tỷ đồng, tăng 15,7% so với tháng 8; cà phê hơn 16 tỷ đồng, tăng 36,8%; bánh kẹo, gần 16 tỷ đồng, tăng 75,5%; lưỡi cưa và phụ tùng kèm theo hơn 32,5 tỷ đồng, tăng 72,7%...
Lực lượng Hải quan kiểm tra chặt chẽ các mặt hàng trước khi cho thông quan
Ông Hoàng Bá Linh - Chi cục trưởng Hải quan Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cho hay, đây là thời điểm “giao thời” chính sách, khi một chính sách ưu đãi hết hiệu lực nên doanh nghiệp nhập hàng với mục đích lớn nhất là tiền hoàn thuế VAT 5-10%.
Trả lời về biện pháp ngăn chặn tình trạng thẩm lậu hàng hóa, ông Linh nói: “Để kịp thời giải quyết tình trạng hàng hóa ứ động tại cổng B, đồng thời ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời điểm "giao thời" chính sách để thẩm lậu hàng hoá đã xuất khẩu vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo về lại nội địa. Sau đó, số hàng này được Doanh nghiệp quay vòng, tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu để được hưởng hoàn thuế GTGT, chiếm đoạt ngân sách Nhà nước".
 Theo ông Linh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo Chi cục Hải quan Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo tập trung nhân lực thông quan hàng hoá. Đội Kiểm soát Hải quan và Đội Kiểm soát phòng chống ma tuý phối hợp chốt chặn, tuần tra, kiểm soát hai bên cánh gà cổng B.
Tuy nhiên, ông Linh cũng cho rằng rất khó để kiểm soát tuyệt đối tình trạng thẩm lậu hàng ngược trở lại nội địa. “Khu kinh tế thương mại không có hàng rào cứng, địa bàn rộng ở khu vực đồi núi nên khó tránh khỏi hiện tượng thẩm lậu”.
Đăng Đức

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC IN HOÁ ĐƠN GTGT

Tổng đài: 08 6681 0347 - Hotline: 0938 958 079 -0907 575 619 - 0909 137 767
 Quy trình in hóa đơn GTGT được áp dụng theo thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2014. Bổ sung và điều chỉnh một số nội dung của thông tư 39/2014/TT-BTC (01/06/2014), thông tư 156/2014/TT-BTC (01/06/2013).

XEM CHI TIẾT BẢNG BÁO GIÁ IN HÓA ĐƠN GTGT

  1. Đối doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng hoặc mới đặt in hóa đơn gtgt lần đầu chúng ta sẽ thực hiện từ bước 1 đến bước 5.

  2. Đối với doanh nghiệp in hóa đơn GTGT lần thứ 2 trở lên thì áp dụng từ bước thứ 3 đến 5.

Bước 1Quý khách liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về thủ tục và báo giá in hóa đơn GTGT lần đầu:

Tổng đài: 08 6681 0347  - Hotline: 0907 757 619 – 0938 958 079  - 0909 137 767

Bước 2: Chúng tôi nhận được thông tin của quý khách sẽ gửi mail cho quý khách đơn đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu + mẫu số + ký hiệu + số lượng hóa đơn.

Bước 3: Quý khách in đơn đăng ký sử dụng hóa đơn GTGT, ký tên đóng dấu nộp cho cơ quan quản lý thuế

Bước 4: Chi cục thuế tiếp nhận đơn đặt in, trong vòng từ 5 đến 10 ngày chi cục thuế sắp xếp đoàn thanh tra đến xác minh trụ sở tại doanh nghiệp (địa điểm trên giấy phép đăng ký kinh doanh)

Bước 5: Sau khi cơ quan thuế xác nhận bằng công văn gửi về doanh nghiệp, đồng ý cho doanh nghiệp đủ điều kiện in hóa đơn, Quý khách thực hiện tiếp bước thứ 6.

Bước 6: Quý khách liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc gửi email cho chúng tôi: innguyenminh@gmail.com

Gồm các nội dung sau:

  • Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ (thông tin bắt buộc).
  • số tài khoản, số điện thoại, số fax, email, website (nếu có).
  • Số lượng đặt in.
  • Loại giấy in, màu sắc in.
  • Logo file gốc (nếu có).

Bước 7: Chúng tôi gửi mẫu hóa đơn GTGT và hợp đồng để quý khách ký duyệt.

Bước 8: Sau khi duyệt mẫu, chúng tôi tiến hành in theo yêu cầu quý khách.

Bước 9: Giao hóa đơn, thanh lý hợp đồng, hủy bản kẽm, thanh toán.

Bước 10: Doanh nghiệp nộp thông báo phát hành hóa đơn (5 ngày sau khi nộp thông báo cho thuế là có thể sử dụng hóa đơn).
Hồ sơ nộp thông báo phát hành hóa đơn cho thuế gồm:
1Thông báo phát hành hóa đơn (in từ chữ ký số)
2Thông báo xác nhận nộp tờ khai qua mạng (in từ chữ ký số)
3Công văn của thuế xác nhận được phép in hóa đơn (ĐỐI VỚI DN IN LẦN 1)
4Mẫu hóa đơn
5Hợp đồng in hóa đơn, thanh lý hợp đồng và hủy bản kẽm

Một số biểu mẫu, văn bản lên quan đến thủ tục in hóa đơn GTGT

Quý khách có thể liên hệ ngay 0909.137.767 hoặc điền vào Form bên dưới, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho Quý khách.

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Từ quý 4-2014, các DN có doanh thu dưới 50 tỷ sẽ nộp báo cáo thuế GTGT theo quý

Theo thông tư 151 /2014/TT-BTC. Từ quý 4-2014, các DN có doanh thu dưới 50 tỷ sẽ nộp báo cáo thuế GTGT theo quý và sẽ không báo cáo tạm tính thuế TNDN hàng quý (kể cả thành lập doanh nghiệp mới)
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50  tỷ đồng trở xuống.
Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh  việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Ví dụ 21:
 - Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2015 thì năm 2015 doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý.
- Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2014 thì năm 2014, 2015  doanh nghiệp B thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý.
Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
b.2) Thời kỳ khai thuế theo quý
- Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
Ví dụ 22: Doanh nghiệp C năm 2013 có tổng doanh thu là 38 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Doanh thu của năm  2014; 2015, 2016 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 55 tỷ đồng thì doanh nghiệp C vẫn tiếp tục thực hiện khai thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Từ năm 2017  sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 23: Doanh nghiệp D năm 2013 có tổng doanh thu là 57 tỷ đồng nên thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh thu năm 2014 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 48 tỷ đồng thì doanh nghiệp D vẫn thực hiện khai thuế GTGT theo tháng đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
- Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Ví dụ 24: Doanh nghiệp E năm 2013 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 47 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Năm 2015, cơ quan thuế thanh tra kết luận doanh thu tính thuế GTGT của năm 2013 tăng thêm 5 tỷ đồng so với số liệu kê khai là 52 tỷ đồng, thì năm 2016 doanh nghiệp E thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
Ví dụ 25: Doanh nghiệp G năm 2013 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 47 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Năm 2015, Doanh nghiệp G tự khai bổ sung doanh thu tính thuế GTGT của năm 2013 tăng thêm 5 tỷ so với số liệu kê khai là 52 tỷ, thì năm 2016 doanh nghiệp G thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016.
- Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này từ 50 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định.
- Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng khai thuế thuế theo quý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016.
b.3) Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.”
Điều 16Sửa đổi Điều 12, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“ Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
  1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế
  2. a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  3. b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
  4. c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.
  5. d) Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
đ) Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
  1. e) Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.
Trường hợp cần áp dụng khai thuế khác với hướng dẫn tại điểm này thì tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.
  1. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.
Các trường hợp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh:
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu.
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
  1. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
  2. a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
  3. b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, dự án đầu tư mới ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
+ Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
+ Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
-  Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
-  Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, ngoài các hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  1. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
  2. a) Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản ở cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì kê khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế). Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố này nhưng có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh, thành phố khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản quyết định.
  3. b) Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo từng lần phát sinh chuyển nhượng bất động sản. Doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh bất động sản.
  Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần chuyển nhượng bất động sản là Tờ khai thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
  Kết thúc năm tính thuế khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại trụ sở chính, trong đó phải quyết toán riêng số thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể như sau: Trường hợp số thuế đã nộp thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  1. c) Đối với doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý theo quy định. Doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản.
  Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp làm thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý hoặc theo từng lần phát sinh.
Tại trụ sở chính, việc xử lý số thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản cụ thể như sau: Trường hợp số thuế đã tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Trường hợp số thuế đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế thì được trừ (-) số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu của hoạt động kinh doanh khác hoặc được trừ (-) vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì doanh nghiệp phải theo dõi riêng, thực hiện bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh khác nếu có (áp dụng từ ngày 1/1/2014) và chuyển lỗ trong các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  1. d) Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì:
  - Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công trình chưa hoàn thành tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu trừ chi phí.
  - Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
Khi bàn giao bất động sản, doanh nghiệp phải quyết toán chính thức số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
  1. Doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc trường hợp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp không phải khai quyết toán năm.
  1. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm nộp cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
  2. a) Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và cơ quan Thuế
Doanh nghiệp tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp tại nơi có trụ sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp để lập chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc. Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính chuyển tiền và chứng từ thu ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước liên quan để hạch toán thu ngân sách nhà nước phần thuế của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
  1. b) Quyết toán thuế
Doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính, số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi đóng trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.
  1. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
  2. a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp được coi là một khoản thu nhập khác, doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai quyết toán theo năm.
Trường hợp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì nộp thuế theo từng lần phát sinh và kê khai theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này và quyết toán năm tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
  1. b) Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.
 Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, hoặc ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn đối với trường hợp không phải chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.
Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
            - Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);
  - Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.
  - Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
            - Bản chụp chứng nhận vốn góp;
            - Chứng từ gốc của các khoản chi phí.
Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp nhận qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế.
  1. Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động
8.1. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế trong trường hợp chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động trừ các trường hợp quy định tại điểm 8.2 Khoản này.
8.2.Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế:
  1. a) Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
  2. b) Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
  3. c) Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có doanh thu bình quân năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động) không quá 1 tỷ đồng/năm .
- Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Đối với các trường hợp nêu tại tiết a, b, c điểm này, chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi (bao gồm quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động; các tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên và đã nộp đủ số thuế phải nộp nếu có) thì cơ quan thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
8.3. Đối với trường hợp doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động không thuộc các trường hợp nêu tại điểm 8.2 Điều này, căn cứ nhu cầu thực tế cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế đặt hàng và sử dụng kết quả kiểm tra quyết toán thuế của các công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư này”.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015

Mức lương tối thiểu vùng năm 2015

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới đối với NLĐ làm việc ở DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động.

Tổng hợp điểm mới Nghị định 103 về lương tối thiểu vùng
Theo đó, lương tối thiểu vùng 2015 thay đổi cụ thể với các mức như sau:
- Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng);
- Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng);
- Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng); 
- Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).
Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày  01/01/2015 và thay thế Nghị định 182/2013/NĐ-CP.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn

Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải mua hóa đơn do Cục Thuế đặt in. Quy định mới cũng nêu rõ, doanh nghiệp muốn tự in hóa đơn phải có văn bản đề nghị và được sự chấp thuận của cơ quan thuế. 
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 4/2014 quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 51/2010. Văn bản quy định rõ hơn về các điều kiện bắt buộc để được in nhằm đảm bảo nguyên tắc mỗi hóa đơn chỉ được lập một lần. 
Theo Nghị định mới, doanh nghiệp sau khi được thành lập và có mã số thuế thì được tự in hoá đơn. Ngoài ra, tổ chức được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ trừ các hộ, cá nhân kinh doanh. Bên cạnh một số điều kiện đang áp dụng như đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế..., Nghị định mới còn bổ sung thêm điều kiện phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan thuế.
Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có vi phạm về hóa đơn, bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc thuộc loại rủi ro cao về thuế (theo quy định tại Luật Quản lý thuế) thì không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải thực hiện mua bán hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn 12 tháng.
Cục Thuế sẽ đặt in hóa đơn và bán cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện tự in hoặc hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương.  
   Ngọc Tuyên

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Thành lập doanh nghiệp, in hóa đơn rồi… trốn

Thành lập doanh nghiệp, in hóa đơn rồi… trốn

Thông tin được ông Cao Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chia sẻ với các cơ quan báo chí.
 
 Mua bán hóa đơn, lập công ty rồi in hóa đơn để kinh doanh… không phải là chuyện mới mà là một hiện tượng nhức nhối trong nền kinh tế từ nhiều năm nay. Đặc biệt kể từ khi Bộ Tài chính ban hành một số quy định cho phép doanh nghiệp được in hóa đơn thì điều này đã trở thành vấn nạn, ảnh hưởng lớn đến khả năng thu ngân sách Nhà nước.
Thực tế tìm hiểu của PetroTimes cho thấy, chuyện mua bán hóa đơn đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Nhỏ thì đi mua cái hóa đơn đỏ mua văn phòng phẩm, tiền phòng nghỉ, tiền ăn uống, lớn hơn thì là hóa đơn của lô hàng này, lô hàng kia, có khi giá trị lên tới cả trăm, cả tỉ đồng.
Vấn đề không mới nhưng nó lại đang diễn biến phức tạp và có biểu hiện nghiêm trọng hơn thời gian gần đây. Một anh cán bộ đi công tác ở nơi này, nơi kia, tiếp khách này khách kia cũng tìm cách mua cái hóa đơn để về thanh toán cơ quan. Một anh doanh nghiệp muốn hợp thức hóa lô hàng lậu, lô hàng phạm pháp… cũng tìm mua hóa đơn.
Nhu cầu mua hóa đơn là vậy nhưng nhu cầu bán hóa đơn cũng không nhỏ và thực tế cũng chẳng mấy khó khăn để tìm một địa chỉ để mua hóa đơn ở trên mạng. Nhưng kiểu chào mời kiểu như “nhận viết hóa đơn tiếp khách cho doanh nghiệp”, “viết hóa đơn đỏ (VAT), mọi lĩnh vực cho tất cả khách hàng, doanh nghiệp có nhu cầu trên cả nước…”
Cái hóa đơn giờ đang được mang kinh doanh, mua bán tràn lan như thế và theo nhận định của Phòng kỹ thuật hình sự (PC54) – Công an Hà Nội thì hiện tượng này đang có chiều hướng diễn biến rất phức tạp, làm thất thu một khoản lớn tiền thuế Nhà nước. Đưa dẫn chứng cụ thể, Trung tá Nguyễn Quang Huy – Đội trưởng Đội giám định định PC54 – Công an Hà Nội cho biết: Vừa rồi anh có trực tiếp tham gia phá một vụ án liên quan đến kinh doanh doanh hóa đơn. Trong đó, đối tượng của vụ án ngoài việc cùng một lúc lập ra cả chục công ty thì còn làm giả con dấu của nhiều công ty khác để tiến hành in hóa đơn, bán kiếm lợi.
Xung quanh vấn đề này, ông Cao Anh Tuấn cho biết: Nghị định 51 quy định về hóa đơn bán hàng đã có hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, ngành Thuế cũng có không ít băn khoăn khi có nhiều doanh nghiệp đã dùng hóa đon bất hợp pháp. Hiện tượng này xuất phát từ chính sách thông thoáng, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, mua bán hóa đơn để chiếm tiền thuế của Nhà nước.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho biết, đây không phải là hiện tượng mới mà cả trước khi thực hiện Thông tư 153 và Nghị định 51 về hóa đơn bán hàng cũng có. Thời gian qua, ngành Thuế qua công tác rà soát cũng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp được thành lập, tháng đầu in một loạt hóa đơn, mua bán rồi sau đó bỏ trốn và việc này là rất khó kiểm soát.
Để hạn chế tình trạng này, ông Tuấn cũng cho biết, Bộ Tài chính đã báo với Chính phủ và đang xin ý kiến của các Bộ, ngành địa phương để trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 51 theo hướng phân loại rủi ro. Cụ thể: Với những doanh nghiệp có vốn trên 15 tỉ đồng và được duyệt dự án thì được phép in hóa đơn. Con với những doanh nghiệp không có địa chỉ cố định thì trong 1 năm đầu, cơ quan thuế địa phương sẽ tiến hành in đơn bán cho doanh nghiệp. Sau 1 năm thực hiện, trên cơ sở quy định của pháp luật về thuế và kế toán, cơ quan thế sẽ xem xét để doanh nghiệp tự in hóa đơn để đảm bảo chống gian lận.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khi đề cập tới câu chuyện này cũng nhấn mạnh phải làm sao phải đảm bảo chống thất thu thuế và đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Đây là điều hết sức cần thiết trong nền kinh tế thị trường.
Và để thực hiện được điều, ông Tuấn cho biết: Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có thư gửi Bí thư, Chủ tịch các tỉnh chỉ đạo các các Sở, ban ngành thực hiện nghiêm việc thu ngân sách. Tổng cục Thuế cũng đã thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu và nợ đọng. Ban này sẽ chỉ đạo các Vụ để lập đoàn thanh, kiểm tra tại các địa phương và chỉ đạo Cục thuế địa phương ra soát nguồn thu, lập đoàn tại ngay địa phương.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế thì 8 tháng năm 2013, các đoàn thanh, kiểm tra của ngành Thuế đã thanh tra được 36.613 doanh nghiệp, truy thu hơn 6.258 tỉ đồng, giảm khấu trừ thuế được 354 tỉ đồng…
Theo Thanh Ngọc
Petrotimes
 

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Biến động số lượng thành lập doanh nghiệp mới trong tháng 9-2014

Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp tháng 9 năm 2014

Trong tháng 9, số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước là 5.742 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 30.557 tỷ đồng, tăng 13,7% về số doanh nghiệp và tăng 11,7% về số vốn đăng ký so với tháng 8 năm 2014. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 9 đạt 5,3 tỷ đồng, giảm 1,7% so với tháng trước. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9 là 86,7 nghìn lao động, tăng 9,2% so với tháng trước.

Về số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động trong tháng 9 của cả nước là 4.549 doanh nghiệp, giảm 31,9% so với tháng 8 năm 2014, bao gồm: 662 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, 977 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 2.910 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Số doanh nghiệp trước ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong tháng 9 trên cả nước là 948 doanh nghiệp, giảm 36,6% so với tháng 8/2014.
II.Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2014
Trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước có 53.192 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 320.349 tỷ đồng, giảm 8,7% về số doanh nghiệp và tăng 13,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
So sánh theo Quý, trong Quý III/2014, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 15.877 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 89.425 tỷ đồng, giảm 16,3% về số doanh nghiệp, giảm 32,7% về số vốn đăng ký so với Quý II/2014; giảm 13,5% và giảm 8,7% so với Quý I/2014; giảm 15,2% và giảm 23,8% so với Quý IV/2013; giảm 17,8% và tăng 1,9% so với Quý III/2013. Như vậy, so với bốn quý gần đây cho thấy số doanh nghiệp đăng ký, số vốn đăng ký trong Quý III/2014 vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại, xem Biểu đồ minh họa dưới đây.


Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 9 tháng đạt 6,0 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2013. Số lao động dự kiến được tạo công việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm là 795,2 nghìn lao động, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký của cả nước là 48.330 doanh nghiệp, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 7.027 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, 8.440 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 32.863 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp gặp khó khăn trong 9 tháng đầu năm là 408.146 tỷ đồng, trong đó: số vốn đăng ký của các doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể là 55.400 tỷ đồng, đây là vốn đăng ký của doanh nghiệp chắc chắn đã bị loại ra khỏi nền kinh tế; số vốn đăng ký của các doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn là 40.034 tỷ đồng, đây là các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời; số vốn đăng ký của các doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc ngừng hoạt động mà không đăng ký là 312.712 tỷ đồng, đây là số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thực sự khó khăn nhưng chưa hoàn thành thủ tục giải thể, do đó, số vốn đăng ký này về mặt pháp lý thì chưa chính thức bị loại bỏ khỏi nền kinh tế.
Trong 9 tháng đầu năm, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm của cả nước vào nền kinh tế là 741.828 tỷ đồng, bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 320.349 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký bổ sung của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 421.479 tỷ đồng.
Về số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước có 11.872 doanh nghiệp, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2013.
(Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Tìm kiếm khác: in hóa đơn, in hóa đơn VATin hoa donin hoa don gtgtdang ky BHXH ban dau